Để biết rõ các tác dụng của quế, cùng tìm hiểu vị thuốc của nó nhé.

1. Tính vị
Quế có vị cay, ngọt, mùi thơm nồng.

2. Quy kinh
Vị thuốc quế quy vào kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can.

3. Tác dụng dược lý
Thảo dược có dược tính mạnh:

Quế được sử dụng từ thời xưa như một loại gia vị và thảo dược chữa bệnh.
Chính hợp chất cinnamaldehyde tạo nên mùi vị đặc trưng của nó và có vai trò cho hầu hết dược tính mạnh
Có tác dụng chống oxy hóa:

Quế chứa polyphenol - một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự oxy hóa của các gốc tự do.
Trong nghiên cứu so sánh khả năng chống oxy hóa của 26 loại gia vị thì quế cho kết quả cao hơn cả tỏi và kinh giới dại.
Đặc tính chống viêm: Các chất chống oxy hóa trong vị thuốc này còn có tác dụng chống viêm, do đó nó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm, nhiễm trùng.

Tác dụng dược lý của quế
Tác dụng dược lý của quế
Ôn thận tráng dương: Quan quế trong bài thuốc Ấm thận bổ hỏa tác dụng tốt với người thận dương hư nhược, tỳ vị hư hàn, bụng lạnh, đi tả lâu ngày.

4. Cách dùng và liều lượng
Tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính của mỗi người mà liều dùng sẽ khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy, người trưởng thành có thể dùng 1 - 1,5 gam bột quế/ngày.
Quế có thể dùng kết hợp với mật ong để tận dụng tối đa các dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
5. Độc tính
Do có tính ngọt vị cay do đó nhiều người thường thắc mắc uống bột quế có nóng không? Tác dụng phụ của bột quế là gì?

BÀI NÊN XEM
Viên thìa canh giảo cổ lam
TPBVSK VIÊN THÌA CANH GIẢO CỔ LAM
Nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây ra một số độc tính sau:

Gây tổn thương gan
Tăng nguy cơ gây bệnh ung thư
Hạ đường huyết
Các vấn đề về hô hấp: ho, nôn mửa, khó thở
III. Bài thuốc sử dụng quế
Quế được sử dụng rộng rãi trong đông y với nhiều bài thuốc trị bệnh.

1. Giúp giảm lượng đường trong máu – chữa tiểu đường
Quế có thể giúp giảm lượng đường trong máu và chống lại bệnh tiểu đường bằng cách bắt chước tác động của insulin và tăng vận chuyển glucose vào tế bào.

Bên cạnh đó, nó cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng độ nhạy insulin, giúp insulin di chuyển glucose vào tế bào hiệu quả hơn.

Quế điều trị tiểu đường
Quế điều trị tiểu đường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc đái tháo đường type 2 dùng 0,5 - 2 gam bột quế mỗi ngày còn giúp giảm đường huyết rất hiệu quả.

2. Bài thuốc chữa đau bụng, kích thích hệ tiêu hóa
Rượu quế làm ấm bụng và kích thích hệ tiêu hóa.

Cách làm: Lấy 4 gam vỏ quế đem tán mịn và ngâm với rượu và sử dụng khi ăn uống không tiêu, đau bụng

3. Chữa tiêu chảy
Nguyên liệu: 6 gam vỏ quế, 4 gam hạt cau già, 2 lát gừng, 19 gam gạo nếp rang vàng.

Cách làm: Cho các nguyên liệu trên vào ấm sắc với nước. Dùng nước đều đặn 2 lần mỗi ngày cho đến khi hết tiêu chảy.

4. Giảm đau do viêm khớp
Nguyên liệu: Bột quế, mật ong, nước nóng.

Tiến hành: Hòa tan bột quế và mật ong với nước nóng. Sử dụng ngày một lần vào buổi sáng.

5. Trị âm thư và chứng hạc tất phong
Nguyên liệu: 40 gam thục địa, 4 gam nhục quế, 2 gam ma hoàng, 8 gam bạch giới tử, 12 gam lộc giác giao, 4 gam sinh cam thảo, 2 gam gừng nướng đen.

Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc lấy nước uống.

6. Trị chứng bầm tím, tụ máu bầm do bị thương
Nguyên liệu: 80 gam nhục quế, 80 gam đương quy, 100 gam bồ hoàng.

Cách làm: Tán nhỏ các nguyên liệu trên rồi bảo quản trong hũ thủy tinh đậy kín nắp. Mỗi lần dùng khoảng 1 thìa nhỏ hỗn hợp hòa với rượu uống.

7. Trị chứng viêm họng
Quế điều trị chứng viêm họng
Quế điều trị chứng viêm họng
Nguyên liệu: 2 gam nhục quế, 2 gam cam thảo, 2 gam gừng khô.

Tiến hành: Tán nhỏ các nguyên liệu rồi hòa với nước để ngậm. Ngậm khoảng 15 phút thì nuốt từ từ. Thực hiện ngày 2 - 3 lần để ngăn ngừa đau họng tái phát và có hơi thở thơm tho.

8. Cải thiện triệu chứng ngứa da
Nguyên liệu: 2 gam nhục quế, 2 gam riềng, 2 gam tế tân, 10 con ban miêu (sâu đậu), 150mL rượu trắng.